7 loại đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp

Có được cách đặt tên thương hiệu tốt sẽ trở thành một tài sản vô giá đối với mỗi doanh nghiệp, nó tạo ra sự khác biệt và nhanh chóng ăn sâu vào tâm trí khách hàng giúp tạo ra một hình ảnh rất đỗi quen thuộc trên thị trường đầy tính cạnh tranh hiện nay.

7 loại đặt tên thương hiệu và cách đặt tên công ty chuyên nghiệp

Để tìm ra một cái tên thương hiệu phù hợp và thành công không phải là một điều dễ dàng. Làm thế nào để có thể tìm được một tên thương hiệu phù hợp thì hãy cùng tham khảo thêm trong bài viết dưới đây về tham khảo 7 loại đặt tên thương hiệu và cách đặt tên công ty chuyên nghiệp nhé.

7 loại đặt tên thương hiệu và cách đặt tên công ty

Một thương hiệu tốt thì trong đó phải bao hàm rất nhiều đặc điểm khác nhau phải kể đến như: mang một ý nghĩa truyền đạt giá trị, cảm xúc tích cực nào đó của doanh nghiệp, thiết kế thương hiệu phải dễ nhớ và thực sử nổi bật, thương hiệu phải được cục sở hữu trí tuệ công nhận và tính thời gian trường tồn cả ở hiện tại và tương lai sau này.

Dưới đây là 7 loại tên thương hiệu thường hay gặp nhất, bạn nên thử tìm hiểu nhé.

  • Mô tả: 

Tên thương hiệu mô tả giúp thể hiện được lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Ưu điểm của kiểu đặt tên này chính là tính thực tế, nhưng điểm hạn chế chính là thiếu tính sáng tạo và sự phát triển đa dạng trong tương lai sẽ gặp nhiều khó khăn

  • Khơi gợi: 

Tên thương hiệu mang tính khơi gợi sẽ thường sử dụng yếu tố gợi ý hoặc ẩn dụ của doanh nghiệp. Ưu điểm của kiểu đặt tên này chính là tính đa chiều, giúp doanh nghiệp thể hiện ý nghĩa của thương hiệu một cách dễ dàng và tạo được sự khác biệt.

Khi đặt tên kiểu này cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa tên gọi và mô hình, cấu trúc của doanh nghiệp nếu không sẽ gây phản ứng ngược.

  • Phát minh: 

Khi bị cạn ý tưởng cho tên thương hiệu thì việc sáng tạo hay gọi phát minh chính là một ý tưởng hay. Tên kiểu này thường rất đặc biệt, nó có khi là các ký tự và không có một định nghĩa rõ ràng nào.

Doanh nghiệp sẽ kể cho khách hàng nghe câu chuyện của họ trong việc xây dựng lên cái tên thương hiệu này và thời gian để khách hàng quen được tên thương hiệu là khá lâu.

  • Từ vựng:

Là các đặt tên dựa vào yếu tố chơi chữ và gồm các loại hình cơ bản như: từ ghép, cụm từ, chơi chữ, từ tượng thanh. Điểm hạn chế của cách đặt tên kiểu này chính dễ không gây thiện cảm cho khách hàng bởi họ đang chịu ảnh hưởng nhiều từ những kỹ thuật marketing sử dụng lối chơi chữ hiện nay. Chính vì thế khi đặt tên cần phải sáng tạo và tinh tế.

  • Từ viết tắt: 

Đây là cách đặt tên cơ bản và đã có từ lâu đời thường dùng chữ cái đầu tiên của các từ ghép lại với nhau. Nhược điểm của kiểu tên này là gây khó khăn trong việc bảo hộ thương hiệu cũng như khách hàng khó ghi nhớ.

  • Từ địa lý:

Tên thương hiệu được đặt dựa vào vị trí địa lý, vùng miền nơi doanh nghiệp hoạt động. Tên gọi kiểu này thường mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa cao nhưng có điểm hạn chế là khi doanh nghiệp mở rộng địa bàn.

  • Người sáng lập: 

Rất nhiều công ty lựa chọn cách đặt tên thương hiệu bằng việc sử dụng tên người sáng lập nhằm bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn. Đặt tên kiểu này thường dễ bảo hộ thương hiệu nhưng sẽ dễ tan vỡ nếu người sáng lập gặp phải bất kỳ vấn đề nào đó. 

Quy trình để có thể đặt tên công ty chuyên nghiệp gồm có các bước sau:

7 loại đặt tên thương hiệu và cách đặt tên công ty chuyên nghiệp

  • Bước 1: xây dựng chiến lược thương hiệu. Trước khi đặt tên cho thương hiệu thì cần hoạch định rõ chiến lược phát triển của doanh nghiệp từ đó đặt tên thương hiệu sao cho phù hợp nhất
  • Bước 2: Phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng. Bạn cần phải biết được đối thủ trên thị trường kinh doanh của mình họ đang sử dụng tên gọi như thế nào, điểm mạnh cũng như điểm hạn chế theo đánh giá của khách hàng từ tên gọi đó  và tìm kiếm một tên gọi sao cho phù hợp với xu hướng của thị trường và khách hàng.
  • Bước 3: Xác định được thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải thông qua tên thương hiệu. Tên thương hiệu phần nào thể hiện ra được mong muốn, mục tiêu và ý nghĩa phát triển của mỗi doanh nghiệp.
  • Bước 4: Đưa ra các ý tưởng cho tên thương hiệu. Hãy cùng ngồi lại với nhau và đưa ra thật nhiều các ý tưởng cho tên gọi thương hiệu mà bạn cho là hay để cùng sàng lọc và lựa chọn.
  • Bước 5: thu nhỏ danh sách tên gọi. Dựa trên rất nhiều ý tưởng đặt tên khác nhau, cần phải sàng lọc lại những tên gọi thật sự ý nghĩa và phù hợp cho hiện tại và cả tương lai mai sau.
  • Bước 6: kiểm tra tên miền và sở hữu trí tuệ. Cần phải kiểm tra tên thương hiệu xem có đáp ứng được 2 yếu tố là tên miền và sở hữu trí tuệ hay không nếu bạn không muốn mất tiền một cách lãng phí
  • Bước 7: chọn ra một vài cái tên phù hợp nhất sau khi đã kiểm tra thông tin ở bước 6
  • Bước 8: Sử dụng yếu tố đọc, phát âm, viết tên thương hiệu. Hãy lựa chọn thật nhiều người, thuộc các độ tuổi, vùng miền khác nhau thử phát âm, đọc, viết tên xem tên gọi đó có thực sự nhất quán hay không
  • Bước 9: kiểm tra yếu tố hình ảnh của tên gọi bằng cách sử dụng chúng trên website, mẫu văn bản, name card, … để xem nó có phù hợp không
  • Bước 10: ra mắt tên thương hiệu và đăng ký với cục sở hữu trí tuệ để bảo vệ tên thương hiệu của mình

Việc đặt tên thương hiệu là một việc làm rất quan trọng và cũng tốn khá nhiều thời gian để có thể trở thành một cái tên thương hiệu thực sự thành công. Hi vọng với những chia sẻ trên đây về tham khảo 7 loại đặt tên thương hiệu và cách đặt tên công ty chuyên nghiệp sẽ là những thông tin hữu ích dành cho mọi người.