Bộ nhận diện thương hiệu có thể nói nó gióng như bản giới thiệu hoàn chỉnh nhất của doanh nghiệp. Qua đó, khách hàng cũng như các đối tác khi đến với doanh nghiệp sẽ cảm thấy có thiện cảm và tin tưởng doanh nghiệp hơn.
Bài viết sau đây, Kiến Vua sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ về việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho công ty và các tiêu chí cần lưu ý trong quá trình thiết kế.
1. Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu là toàn bộ những yếu tố như Logo công ty, biểu tượng, màu sắc đại diện, Typo, phương châm hoạt đông, tài liệu Marketing (hoặc Digital Marketing),…
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu nhằm tạo sự khác biệt cho thương hiệu giữa hàng vạn các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và xây dựng được cho mình lượng khách hàng riêng. Thông qua việc đầu tư thiết kế, khách hàng và kể cả đối tác có thể đánh giá được phần nào về sự chuyên nghiệp, giá trị của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bộ nhận diện thương hiệu không vị phạm Luật Sở hữu trí tuệ và Luật cạnh tranh với các thương hiệu khác.
Đối với các bộ Nhận diện thương hiệu sẽ được thiết kế đặc biệt phù hợp với từng chiến lược phát triển của Doanh nghiệp đồng thời nó cũng đóng trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho Doanh nghiệp giải quyết hiểu quả các bài toán kinh tế.
Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:
-
- Thiết kế ấn phẩm quảng cáo: Catalog, Brochure, Profile, tờ rơi,..
- Thiết kế bao bì cho sản phẩm: nhãn mác sản phẩm, bao bì, bao gói sản phẩm, hộp đựng, túi đựng, chai đựng sản phẩm,…
- Nhận diện thương hiệu thông qua biển bảng quảng cáo: Banner quảng cáo, băng rôn,..
- Nhận diện thương hiệu thông qua quà tặng và vật phẩm quảng cáo: quà tặng quảng cáo, huy hiệu, hộp đựng quà tặng, tờ rơi quảng cáo, đồng phục…
- Nhận diện thương hiệu thông qua thông qua bộ salekits (tài liệu chuyên dụng cho nhân viên bán hàng)
=> Bài viết có thể tham khảo: Cách tạo logo 3 chữ cái cho công ty
2. Tại sao doanh nghiệp cần thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
2.1 Định vị thương hiệu trong tâm trí khách
Bộ nhận diện thương hiệu được ví như cơ sở để tạo niềm tin cho khách hàng và thông qua đó nhằm tạo dựng uy tín cho công ty. Có thể nói bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp thể hiện được phong cách và hình ảnh riêng, mang tính gợi hình, gợi cảm, dễ gọi tên khi nhớ đến, dễ liên tưởng đến đối với các khách hàng hay đối tác đã tiếp cận với doanh nghiệp.
Ngược lại, không có bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp đối với khách hàng hay đối tác sẽ không có chút gì để có thể gợi nhớ đến mặc dù đã từng tiếp xúc hoặc mua hàng rồi.
2.2 Thuận lợi cho việc marketing
Có thể nói các hoạt động marketing đều vận hành, chạy trên bộ nhận diện thương hiệu. Sử các cuốn catalogue hay brochure để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ ; Thiết kế bao bì nhãn mác để phục vụ cho việc thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp và nâng cao giá trị thương hiệu; website để cập nhật thông tin doanh nghiệp và trưng bày sản phẩm , dịch vụ như của hàng online;…
2.3 Tăng khả năng cạnh tranh
Hiện nay trên thị trường hầu hết các thương hiệu ít nhiều gì đều sở hữu cho mình một bộ nhận diện thương hiệu để khiến cho thương hiệu mình cũng có phần phải nổi bật và không hề kém cạnh với các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực.
Sự thuyết phục chính là sức mạnh của bộ nhận diện thương hiệu vì nó tác động vào nhận thức, cảm nhận của khách hàng và cả đối tác về sự chuyên nghiệp.
3. Chi tiết giá thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho công ty
4. Các chỉ tiêu để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu đúng chuẩn cho doanh nghiệp
4.1 Thiết kế logo cho bộ nhận diện thương hiệu
Logo được ví như bộ mặt của doanh nghiệp, không một doanh nghiệp nào có khả năng thành công khi không có logo riêng cả. Nên việc thiết kế logo luôn được ưu tiên hàng đầu trong việc lên kế hoạch xây dựng thương hiệu. Và chiếc logo cũng sẽ là nhân tố chính trong bộ nhận diện thương hiệu.
Khi doanh nghiệp đã quyết định đặt tên thương hiệu sao cho thật ấn tượng và dễ nhớ, thì bên cạnh đó việc thiết kế của logo cũng cần phải độc đáo và ngay lập tức hằn sâu trong tâm trí khách hàng.
Bộ nhận diện thương hiệu có sức hút hay không đều phụ thuộc nhiều vào việc doanh nghiệp có đầu tư thiết kế logo thật chỉnh chu và sáng tạo thể hiện phong cách riêng của doanh nghiệp hay không.
4.2 Slogan/ Tagline
Slogan và Tagline đều là câu nói vắn tắt nhằm thể hiện uy tín, vai trò của doanh nghiệp. Sinh ra để phục vụ cho công cuộc tạo chiến dịch quảng bá và thúc đẩy doanh số sản phẩm hay dịch vụ.
Tagline là một thuật ngữ trong marketing, được hiểu là một câu ngắn gọn xuất hiện ở cuối các mẫu quảng cáo, clip giới thiệu doanh nghiệp hay chiến dịch nơi doanh nghiệp tham gia để tạo ấn tượng. Còn Slogan là câu văn chứa đựng thông điệp mang tính mô tả và thuyết phục mang tính chất của thương hiệu, ngắn gọn và súc tích.
4.3 Đường nét và màu sắc trong thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Một bộ nhận diện thương hiệu với từng sản phẩm như catalogue, tờ rơi, brochure, áo, mũ, hồ sơ năng lực,… nên được thiết kế có đường nét đặc trưng hay các biểu tượng, hình ảnh thiết kế kiểu cách cho phù hợp phong cách doanh nghiệp và điều này sẽ tạo ra ấn tượng hoàn toàn khác.
Ngoài ra, khi thiết kế cần lưu ý đến tính thẩm mỹ bao gồm các yếu tố bố cục hài hòa, màu sắc sắc nét, hình ảnh chất lượng, tạo khoảng trắng phù hợp để người xem cảm thấy dễ chịu. Đặc biệt luôn hướng đến sự khác biệt và mục tiêu truyền thông cho hình ảnh công ty.